Nhà Sách Thời Đại Trân Trọng Giới Thiệu Catalogue Lịch Xuân Năm Quý Mão 2023, Gồm Các Loại Lịch Sau: Lịch Bloc, Lịch 52 Tuần, Lịch Lò Xo Bộ Số & Gắn Bloc, Lịch Để Bàn…

Nhà Sách Thời Đại CÁCH MỘT CUỐN SÁCH RA ĐỜI TẠI TIMEBOOKS Trong từng công đoạn, chúng mình đều cẩn thận và tỉ mỉ, với mong muốn có thể gửi đến độc giả cuốn sách hoàn hảo nhất. Mỗi cuốn sách là một hành trình. Thật hạnh phúc vì chúng ta được đồng hành cùng nhau trên hành trình này. From Timebooks with love

GIAN HÀNG TMĐT Nhà Sách Thời Đại: 

– Website: nhasachthoidai.com

– Shopee: shopee.vn/tusachthoidai

– Lazada: www.lazada.vn/Nhà Sách Thời Đại – Tiki: tiki.vn/cty-sach/nxb-thoi-dai

Mua sản phẩm chính hãng với các ưu đãi hấp dẫn và Shopee đảm bảo trên cửa hàng trực tuyến Nhà Sách Thời Đại 

Tự điển là cuốn sách dùng để tra từng con chữ (theo bộ) là chính, từ cách phát âm, ý nghĩa, ứng dụng… sinh, diệt, biến thiên qua từng giai đoạn lịch sử, phổ của nó rộng lớn và khá toàn diện. Đặc biệt nữa là ngoài chữ Hán ra, trên thế giới, không có một ngôn ngữ thứ hai nào có Tự điển. Còn Từ điển, chủ yếu dùng để tra từ ngữ (do từng chữ lắp ghép mà thành), đặc điểm là nó có tính khu biệt, ứng dụng trong một số lĩnh vực, trường hợp thích nghi, không vạn ứng như từng con chữ. Nhà Sách Thời Đại

ĐẠI TỰ ĐIỂN HÁN VIỆT của tác giả Trần Văn Chánh là một cuốn sách tra từng con chữ như thế. Nội dung sách bao gồm khoảng 12.000 đơn vị tự (mục từ đơn), nhiều nhất so với các tự – từ điển đã có ở Việt Nam tước đây. Theo sau mỗi mục từ đơn đều có kèm giải thích không ít từ ngữ thông dụng thường thấy xuất hiện tong các thư tịch cổ và hiện đại.

Mỗi mục từ đều thể hiện dưới dạng chữ phồn thể kèm theo giản thể, có ghi âm pinyin và chú âm phiên thiết. Ở mỗi thuậ ngữ khoa học đều có chú thích thêm từ tiếng Anh, hoặc tên khoa học cho các giống loài động–thực vật. Nhà Sách Thời Đại

Về mô hình cấu trúc, tự điển này xếp các chữ đầu mục theo trật tự A, B, C… âm Hán Việt, rất dễ tra cứu.

Đây là công trình tâm huyết từ năm 2001, cho nên nội dung phong phú và kỹ-mỹ thuật vượt trội hẳn trong phân loại Tự điển Hán ngữ.

Sách thích dụng cả cho người mới bắt đầu học chữ Hán lẫn người đã có trình độ cao hơn.

Nhà sách Thời Đại trân trọng giới thiệu đến quý độc giả: ĐẠI TỰ ĐIỂN HÁN VIỆT – HÁN NGỮ CỔ VÀ HIỆN ĐẠI

Xuất bản lần đầu năm 2022

NXB: Hồng Đức Phát hành: Nhà Sách Thời Đại Quy cách: bìa cứng, đóng hộp giấy, mạ vàng. Kích thước: 21x29cm, 1918 trang.

“ĐẠI TỰ ĐIỂN HÁN VIỆT do nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh biên soạn là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có nội dung cập nhật, phong phú và thực hiện đúng quy cách khoa học của một cuốn tự điển. Với độ dày gần 2000 trang, đây có thể xem là bộ tự điển Hán Việt có quy mô lớn nhất ở nước ta từ trước đến nay.

Để hoàn thành công trình này, tác giả đã tham khảo, kế thừa và rút kinh nghiệm từ 34 bộ tự điển đã xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài, trong đó có những bộ tự điển Hán Việt tiên phong ở nước ta của Đào Duy Anh và Thiều Chửu. Tuy nghiên, phần đóng góp riêng của nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh mới là chủ yếu. Tác giả đã tổ chức các mục từ một cách hợp lý và trình bày một cách hệ thống, mạch lạc. Mỗi mục từ đều được giải nghĩa rõ ràng, kèm theo những dẫn chứng tiêu biểu và đa dạng từ tong sử sách, văn chương.

Đặc biệt, những trường hợp đồng âm dị nghĩa được tác giả phân biệt một cách thuyết phục.Nhà Sách Thời Đại Lịch sử giao lưu văn hóa Việt Nam – Trung Hoa cho thấy ảnh hưởng quan trọng của chữ Hán đối với tiếng Việt. Bộ tự điển này không chỉ giúp học tập chữ Hán mà còn giúp trau dồi tiếng Việt. Đây là một cuốn sách công cụ cần thiết cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và giảng viên cũng như cho những độc giả có quan tâm đến văn hóa và ngôn ngữ. Chúng tôi cho rằng ĐẠI TỰ ĐIỂN HÁN VIỆT của tác giả Trần Văn Chánh là một công trình có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, đã đáp ứng tốt những yêu cầu về nội dung và hình thức của một cuốn tự điển trong giai đoạn hiện đại.”

BÀN VỀ PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ Nhà Sách Thời Đại

Tịnh Độ chỉ cho quốc độ thanh tịnh, sát độ trang nghiêm, cũng chính là xứ sở trang nghiêm của công đức thanh tịnh. Là nơi chư Phật Bồ Tát vì độ hoá tất thảy chúng sanh mà đạt được mọi thành tựu từ việc phát quảng đại bổn nguyện lực. Vì có tất thảy chư Phật Bồ Tát của thập phương tam thế nên có được thập phương vô lượng Tịnh Độ.

Tương tự, sự thị hiện thành đạo của đức Thích Ca Mâu Ni Phật là do bổn nguyện của ngài cũng là tịnh hoá nhân gian, hy vọng chuyển hoá uế độ Ta Bà trở thành quốc độ thanh tịnh. Đại sư Thái Hư từn nói rằng: “Luật lấy tam thừa làm nền tảng chung, tịnh lấy tam thừa làm nơi dựa dẫm chung”. Ý nghĩa của nó là, “giới luật” là nền móng chung của tam thừa, “Tịnh Độ” là mảnh đất lý tưởng mà mọi người đại tiểu thừa cùng tín ngưỡng và hướng vọng. Có thể nói rằng, trong nhân gian hiện thế, tư tưởng Tịnh Độ mang ý nghĩa và giá trị tích cực, và cũng là pháp môn quan trọng của tu hành.Nhà Sách Thời Đại

Người bình thường khi nghe đến Tịnh Độ thì tự nhiên cho là Tịnh Độ Di Đà; hễ nói đến niệm Phật bèn cho là niệm A Di Đà Phật. Điều này là do ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đặc biệt hoằng dương tư tưởng Di Đà. Kỳ thực, ngoài Tịnh Độ Di Đà ra còn có Tịnh Độ Di Lặc, Tịnh Độ Dược Sư, Tịnh Độ Hoa Tạng, Tịnh Độ Duy Ma, cũng như Tịnh Độ Nhân gian của hiện thế.

Ở đây chủ yếu bàn về Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, Tịnh Độ Đông Phương Lưu Ly của Phật Dược Sư, Tịnh Độ Đâu Suất của Bồ Tát Di Lặc. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu sơ lược kinh điển căn cứ của ba Tịnh Độ nói trên.

NGÓN TAY CHỈ MẶT TRĂNG : THÔNG ĐIỆP KINH LĂNG GIÀ Nhà Sách Thời Đại

Ngã tòng mỗ dạ đắc tối chính giác, nãi chí mỗ dạ nhập bát Niết-bàn, ư kỳ trung gian nãi chí bất thuyết nhất tự, diệc bất dĩ thuyết, đương thuyết. Bất thuyết thị Phật thuyết.

我 從 某 夜 得 最 正 覺 。 乃 至 某 夜 入 般 涅 槃 。 於 其 中 間 乃 至 不 說 一 字 。 亦 不 已 說 當 說 。 不 說 是 佛 說 。

Ta từ đêm chứng được Chánh giác Tối thượng, cho đến đêm nhập Niết-bàn, ở khoảng giữa thời gian đó, thậm chí Ta không hề thuyết một chữ, cũng chẳng phải đã thuyết hay đang thuyết. Không thuyết mới là Phật thuyết”. (Kinh Lăng Già)Nhà Sách Thời Đại

Đoạn kinh văn trên có thể được xem là thông điệp xuyên suốt kinh Lăng Già, và là hành trang cần thiết để chúng ta đi vào cõi “thánh trí tự chứng” của kinh Lăng Già, hay nói rộng ra là kho tàng pháp bảo của kinh điển Đại thừa.

Kinh Lăng Già nổi tiếng là cực kỳ khó đọc, không chỉ bởi tư tưởng phức tạp mà còn bởi ngôn ngữ cô đọng. Những lời kinh văn thâm áo và quá đỗi hàm súc của kinh Lăng Già tự xưa đến nay vẫn luôn là một ngọn cao phong chót vót làm nản lòng những ai muốn vượt qua nó để đi vào cõi “Nhất thiết Phật ngữ tâm”.

Nhưng chính điều đó cũng giúp ta khi mở trang kinh thì phải đọc kinh bằng cái tâm cực kỳ cẩn trọng.Nhà Sách Thời Đại

Tác phẩm Studies in Laṅkāvatāra Sutra của đại sư Suzuki ra đời, dù đã rất lâu, quả đã đáp ứng được sự mong đợi của những người khao khát cái học Tâm tông, giúp chúng ta trút bỏ được phần nào những nỗi nhọc nhằn khi phải dò dẫm tìm hiểu từng câu, từng chữ trong mỗi trang kinh.

Đại sư Suzuki cũng là bậc long tượng hiếm hoi của Phật pháp ngày nay. Bạn đọc ở Việt Nam đã quá quen thuộc với ông qua hai tác phẩm nổi tiếng là Thiền Luận và Cốt Tủy Của Đạo Phật, qua bản dịch tài tình của H.T. Tuệ Sỹ và dịch giả Trúc Thiên. Ông đã dày công đem cái trí tuệ uyên bác và văn tài xuất chúng để khảo cứu kinh Lăng Già, mở ra cho chúng ta một thông lộ đi vào kho tàng tư tưởng thâm áo của kinh điển Đại thừa. Tác phẩm Studies in Laṅkāvatāra Sutra của đại sư Suzuki sừng sững như ngọn hải đăng soi chiếu, giúp ta xác định được phương hướng giữa biển ngôn ngữ mênh mông vô biên tế của kinh Lăng Già.

Ngôn ngữ kinh Lăng Già trong nguyên tác Phạn ngữ vốn rất uyển chuyển linh động, “duy biến sở thích” như Kinh Dịch, khiến người đọc có thể hiểu theo nhiều cách.

Kinh Lăng Già kêu gọi đến cảnh giới thánh trí tự chứng, tức kinh nghiệm thâm huyền vi diệu của nội tâm, siêu quá mọi cảnh giới của Thanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo. Do đó, nó bất khả tư nghì và siêu việt ngôn ngữ.Nhà Sách Thời Đại

Bản dịch được thực hiện theo nguyên tác tiếng Anh Studies in Laṅkāvatāra Sutra, Munshiram Manoharlal Publishers Pvt. Ltd., New Delhi, 1998, của đại sư Suzuki.

Sau khi hoàn tất bản dịch tác phẩm The Central Philosophy of Buddhism của T.V. Murti (Tánh Không : Cốt Tủy Của Triết Học Phật Giáo), người dịch vì khao khát cái học Tâm tông nên đã cố gắng dịch tiếp tác phẩm này để đóng thêm một phần nhỏ vào việc nghiên cứu Phật học hiện nay. Bản dịch chắc hẳn còn nhiều điểm bất toàn, xin chân thành ghi nhận mọi sự đóng góp ý kiến của các bậc thức giả.

MỘT NỬA PHÀM PHU, MỘT NỬA PHẬT Nhà Sách Thời Đại Con người vừa sinh ra, thì chuyến bay cuộc đời lại xuất phát.

Cho dù vẫn còn bốn mươi, năm mươi năm, nhưng chẳng qua là lượng xăng trên máy bay, chỉ có giảm chứ không tăng, rất mau cạn kiệt.

Xin hỏi: Chỗ đáp của cuộc đời ở đâu vậy? Trước khi tìm được chỗ đáp, bạn có thể an tâm hưởng thụ cuộc sống không?

Một người niệm Phật phải có cái nhìn, cái nghe, lời nói, cử chỉ như thế nào, phải thể hiện ra khí chất, hoài bão, đặc chất tính cách ra sao? Trong cuốn sách này, cung cấp sự thể hiện tinh tế sâu sắc. Người bình dân khó mà lãnh nhận giáo lý cao sâu, khô khan, trúc trắc, nhờ vào ngòi bút  tài hoa của Sư phụ dùng câu văn thẳng thắn, sinh động, hoạt bát, nguồn gốc rõ ràng, một lời nói toạc ra, khiến cho người đọc liền hiểu ngay, tâm ý mở toang. Nhà Sách Thời Đại

Tất cả chúng sanh ai mà chẳng phải là “một nửa phàm phu, một nửa Phật” chứ? Chúng sanh đều có Phật tánh, một khi tiếp nhận lời dạy của thiện tri thức tâm hành tương ưng, thì tánh phàm phu lập tức biến thành Phật tánh. Như tánh lửa ẩn chứa trong cây, một khi châm lửa thì tánh lửa trong cây lập tức hiện ra, lúc này lửa và cây có khác biệt không? Không có khác biệt? Phật tánh và phàm phu tánh là một? Nhà Sách Thời Đại

Là khác? Cuốn sách này là ngọn đuốc chiếu sáng như thế, từng chữ từng câu đều trở thành ngọn lửa lớn sáng rực, ngay nơi phàm tình mà là Phật pháp, ngay nơi Phật pháp mà là phàm tình, dẫn dắt phàm tình vào Phật pháp, mở Phật pháp ra buộc phàm tình lại. Tóm lại, đây là cuốn sách đáng để chúng ta đọc một lần, đọc lại, đọc nữa, đọc nhiều lần, đọc tùy lúc, đọc tùy nơi. Quả thật như cổ đức nói: “Đọc một lần, đọc hai lần, niệm trần tiêu trừ, đọc ba lần, đọc bốn lần thì tạp tình mỏng đi. Đọc đến mười lần, trăm lần, nghìn lần, vạn lần, thân này đã gửi ở hoa sen”.

Kính mời quý độc giả quan tâm Triết học tham dự buổi mạn đàm “Triết học là gì?” Nhà Sách Thời Đại

Diễn giả: Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn và Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy

Địa điểm: tầng G Đại học Hoa Sen số 8 Nguyễn Văn Tráng, phường bến Thành, Q1 Thời gian: 17g Thứ 6, ngày 8/1/2021

Đây là số đầu tiên của Friday Chat – Mạn Đàm Thứ Sáu do Ban Tu thư Đại học Hoa Sen tổ chức, cũng là dịp giới thiệu bộ sách Lịch sử Triết học của Johannes Hirschberger (Nhà Sách Thời Đại và NXB Tri Thức, 2020).

LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Bộ sách gồm 2 tập: – Tập 1: Triết học cổ đại và trung đại – Tập 2: Triết học cận đại và hiện đại Quy cách: Bìa cứng, khổ 16×24 cm. Nhà Sách Thời Đại Đơn vị: Cty Sách Thời Đại và NXB Tri Thức Nguyên tác: “Die Geschichte der Philosophie” Tác giả: Johannes Hirschberger Dịch giả và hiệu đính: NNC Bùi Văn Nam Sơn cùng các cộng sự. Giá bìa: 900.000đ

“Triết học hiện đại cần được tìm hiểu từ quá khứ. Không như thế, ta chỉ có hiện tại, mà không có triết học”. Nhà Sách Thời Đại

J. Hirschberger

Johannes Hirschberger (07.5.1900-27.11.1990) xuất thân là một nhà thần học Công giáo, đồng thời là nhà ngữ văn học, sử học và triết gia Đức. Ông được thụ phong linh mục năm 1925. Từ 1927, ông học thêm triết học, thần học và ngữ văn Hy Lạp tại đại học München (Đức) và soạn luận án về triết học Plato. Sau nhiều năm giảng dạy ở nhiều học viện triết học-thần học, ông trở thành giáo sư thực thụ vào năm 1946.

Nhà Sách Thời Đại Khi bắt tay soạn bộ Lịch sử triết học này, ông cho biết mình đi theo cách tiếp cận siêu hình học về lịch sử tư tưởng từ người thầy theo phái tân-Kinh Viện là Joseph Geyser: những lý thuyết và khái niệm siêu hình học phải được nghiên cứu và giải thích từ nguồn văn bản gốc, nhất là của thời cổ đại. Theo đó, việc “truyền thừa” trở thành một trong những tiêu chuẩn cho giá trị chân lý của các lý thuyết và khái niệm. Ý niệm dẫn đạo của cách làm này vốn đã bắt nguồn từ truyền thống Kinh Viện học trung đại, có liên quan đến việc hấp thu triết học Aristotle vào trong học thuyết của Thomas Aquino (thuyết Thomas-mới), đồng thời cũng tương ứng với chủ trương về “philosophia perennis” của thần học Kitô-giáo đương thời.

Lịch sử triết học cũng chứng kiến nhiều khúc quanh không lường trước được, chẳng hạn ở cuối thời Hy Lạp hóa: “Những người theo thuyết Plato-mới lầm tưởng rằng họ đã chiến đấu với Kitô-giáo non trẻ, nhưng chính trong Kitô-giáo, trong Giáo hội, tinh thần Plato đã có thể tiếp tục sống còn”. Nhà Sách Thời Đại Hirschberger đề nghị một cái nhìn cân đối, không cực đoan và “tương kính” giữa triết học trung đại và hiện đại: “ Những người tán dương triết học hiện đại chẳng nhìn thấy gì trong chủ nghĩa Kinh Viện ngoài những đêm trường, còn môn đồ của chủ nghĩa Kinh Viện thì chẳng thấy gì trong triết học hiện đại ngoài sự thất bại và sai lầm.

Chính việc nghiên cứu triết học Cusanus (Nicholaus von Kües) khiến cho cả hai phía nhận ra làm thế nào mà phía đối lập có thể thiết lập cả một hệ thống vĩ đại nhường ấy, đồng thời giúp họ thấu hiểu chính mình cũng như những người khác”. Thừa nhận rằng “không ai sẵn sàng học hỏi hơn chính tinh thần của triết học hiện đại”, nhưng, từ viễn tượng của “triết học vĩnh cửu”, việc “thoát khỏi mọi giả định” là không bao giờ có thể thực hiện được. Nhưng nó lúc nào cũng là một lý tưởng cần được theo đuổi vì lợi ích của chân lý, “còn việc ai mới thật sự tiến gần đến mục tiêu này hơn, là họ hay ta, thì chỉ những thế hệ tương lai mới có thể phán xét”.

Nhà sách Thời Đại trân trọng giới thiệu trọn bộ sách giá trị “NHỮNG NGƯỜI BẠN CỐ ĐÔ HUẾ” phát hành cùng lúc, 32 cuốn đóng thành 4 hộp, trọng lượng 22 kg. Sách bìa bồi, hộp cứng, thùng các-tông chắc chắn.

Đây là trọn bộ tập san do Linh Mục Cadière làm chủ bút, xuất bản từ năm 1914 đến 1944, gồm những bài vở đa dạng nghiên cứu về Huế và triều Nguyễn, giúp độc giả am hiểu về vùng đất thiêng một thời kỳ ghi dấu ấn sâu đậm về lịch sử và văn hoá Việt Nam. Bộ sách xứng đáng có mặt để làm phong phú hơn hoặc sang trọng thêm tủ sách gia đình của chúng ta. Số lượng có hạn. Không nhất thiết phải tìm mua tại công ty sách gốc; trừ khi quý vị muốn tìm đọc thì chỉ còn những bộ cuối cùng.

Nhà sách Thời Đại xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả tập 8,9 của bộ sách “TRÒ CHUYỆN TRIẾT HỌC”

GIAN HÀNG TMĐT Nhà Sách Thời Đại: 

– Website: nhasachthoidai.com

– Shopee: shopee.vn/tusachthoidai

– Lazada: www.lazada.vn/Nhà Sách Thời Đại

– Tiki: tiki.vn/cty-sach/nxb-thoi-dai

Viết một bình luận